So Sánh Trần Thạch Cao Nổi Và Trần Thạch Cao Chìm

trần thạch cao

Ưu và nhược điểm của trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm

Thị hiếu chung của khách hàng hiện nay là luôn hướng đến sự mới lạ và bền vững trong thi công thiết kế công trình xây dựng hiện nay, chính vì thế thay vì việc sử dụng bê tông làm trần nhà thì hiện nay việc sử dụng trần thạch cao là hữu ích và tiết kiệm hơn rất nhiều cho mục đích sử dụng của bạn.

Trần thạch cao có rất nhiều ưu điểm và tùy thuộc vào từng mẫu trần thạch cao sẽ phù hợp với không gian và nhu cầu riêng của bạn. Trần thạch cao có hai dạng chính đó là trần nổi và trần chìm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hai loại trần này và có được sự lựa chọn an toàn nhất, chất lượng nhất cho mình bạn nhé!

  1. Trần thạch cao nổi:

Ưu điểm của trần thạch cao nổi

– Khi thời tiết biến đổi, thay đổi thường xuyên, trần thạch cao nổi sẽ ít xảy ra hiện trạng bị cong võng.

– Quá trình thi công nhanh gọn và cực kì đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

– Thuận tiện hơn trong việc tháo lắp, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị đường dây, hệ thống thông gió lên trần.

– Chất liệu trần nổi có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy rất tốt… Đặc biệt có khả năng chống lan truyền lửa, không phát sinh khói độc gây hại cho sức khỏe.

– Chi phí thi công và lắp đặt trọn gói rẻ hơn những loại trần thạch cao khác.

Nhược điểm của trần thạch cao nổi

– Không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế, hạn chế khả năng trang trí hoa văn so với trần chìm.

– Các mẫu tấm có kích thước nhỏ, dễ gây cảm giác chia nhỏ không gian. Vì vậy trần nổi (trần thả) thường được ứng dụng cho các không gian lớn, các công trình công cộng như trường học, văn phòng, bệnh viện, hội trường, hành lang,…

– Khi lắp đặt trần thạch cao nổi, không gian bị chia rẽ, gây cảm giác không gian không được liền mạch, gắn kết với nhau.

– Trần nổi thường sử dụng những mẫu tấm có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mẫu mã sẽ khó khăn hơn khi bạn muốn thay đổi cho không gian của mình.

  1. Trần thạch cao chìm:

Ưu điểm của trần thạch cao chìm

– Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao hơn so với trần nổi. Dễ dàng trang trí, decor theo ý thích, sở thích của gia chủ.

– Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, mang đến nhiều sự chọn phong phú hơn cho khách hàng. Dễ dàng định hình với nhiều kiểu thiết kế theo phong cách khác nhau.

– Thi công nhanh, dễ lắp ráp, tiết kiệm được thời gian thực hiện.

– Có những tính năng vượt trội hơn hẳn trần thạch cao nổi về  khả năng chống thấm, cách âm, cách nhiệt, có độ bền lâu.

Nhược điểm của trần thạch cao chìm

– Chi phí đắt, đòi hỏi cầu kỳ hơn về kỹ thuật trong khâu thi công lắp đặt, tu trì và bảo dưỡng.

– Khó tháo dỡ để sửa chữa, tốn nhiều công sức. Vì khi sửa chữa trần chìm bắt buộc phải dỡ toàn bộ trần xuống để sửa chữa. Nếu không sửa chữa sớm thì có thể bạn sẽ phải hủy bỏ cả trần nhà.

– Dễ bị rạn nứt do ảnh hưởng của thời tiết và thời gian sử dụng. Không thích hợp với những ngôi nhà cấp 4 có mái tôn vì nó dễ thấm nước, dễ phai màu.

– Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao và đa dạng mẫu mã nên  thích hợp cho những công trình như: nhà ở, quán cà phê, chung cư, biệt thự, khách sạn, nhà hàng…

Với những thông tin về ưu và nhược điểm của trần thạch cao trên bạn đã có được sự lựa chọn an toàn cho mình hay chưa, hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm thật nhiều mẫu trần thạch cao và những tư vấn cần thiết nhất để giúp bạn hoàn thiện thật tốt cho không gian thiết kế của mình phải không nào.

Chúng tôi luôn cam kết về chất lượng sản phẩm theo thời gian và nhất định bạn sẽ rất yên tâm, rất hài lòng khi đồng hành cùng nguồn vật liệu xây dựng của chúng tôi đấy nhé!

Tags: so sánh trần thạch cao nổi và chìm, trần thạch cao, trần thạch cao nổi, trần thạch cao chìm, so sanh tran thach cao noi va chim, tran thach cao chim, tran thach cao, tran thach cao noi.

xem thêm bảng báo giá tại đây: https://aluphuongnam.com/tran-nhua-60-vuong/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *